Tiếng Việt Vui kết nối cội nguồn

Admin

TP - Những người trẻ Việt trên xứ sở Bạch Dương đã thực hiện hành trình Tiếng Việt Vui giữ gìn, lan toả tình yêu ngôn ngữ mẹ đẻ - Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát/Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh, để kết nối con em gốc Việt với cội nguồn; nối nhịp cầu văn hóa Việt – Nga.

Tiếng Việt ân tình

Chủ nhật hàng tuần, lớp

Nhiều hoạt động giới thiệu văn hoá, lịch sử được tổ chức. Ảnh: NVCC

Đến với Tiếng Việt Vui phần lớn là trẻ em người Việt từ 6 – 12 tuổi sinh ra và lớn lên ở Nga, đang sinh sống tại Moscow và thành phố lân cận; những bạn trẻ Nga có niềm hứng thú với ngôn ngữ và văn hoá của dải đất hình chữ S. Lớp còn chào đón cả những người lớn tuổi như bà Tanya (58 tuổi, người Nga) chuyên viên phân tích trong lĩnh vực viễn thông.

“Chúng tôi mong muốn tiếng Việt trở thành cầu nối để học viên hiểu biết nhiều hơn, rõ hơn về văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam. Từ đó, Tiếng Việt Vui đã cho ra đời 2 dự án là một tuần một nhân vật lịch sử; lịch sử và địa lý Việt Nam”.

Hồ thị Bích Ngọc – Chủ nhiệm chương trình Tiếng Việt Vui

Bà Tanya có dự định đến thăm Việt Nam và bạn gái của con trai bà – tên Hải Anh, là người Việt Nam. “Hải Anh đã đăng ký cho tôi tham gia lớp học này và tôi đã có cơ hội để học ngôn ngữ, được giao tiếp với những bạn trẻ bản xứ và hiểu hơn về văn hoá, truyền thống của đất nước Việt Nam xinh đẹp. Học với các bạn trẻ là một niềm vui rất lớn”, bà Tanya bộc bạch.

Qua từng buổi lên lớp, các học viên hiểu biết thêm về quê hương, đất nước và con người của xứ sở hình chữ S mềm mại, bao la biển và hơn ba ngàn hòn đảo. Nhiều câu hỏi khó từ giáo viên được những bạn nhỏ trả lời, giải thích đầy thuyết phục, rằng thế nào là “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “lá lành đùm lá rách”… hay, thiêng liêng hai tiếng “đồng bào”. Ngược lại, không ít những câu hỏi nhỏ thú vị cũng được người học thắc mắc: Vì sao thanh sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang của tiếng Việt như những nốt trong âm nhạc?; cùng một loại mỳ nhưng lại có tên bún, miến, phở?…

Tiếng Việt Vui kết nối cội nguồn ảnh 2

Bạn Đinh Lê Mộng Thủy trực tiếp giảng dạy trong chương trình

Đặc biệt, với những người đang học tập, nghiên cứu nơi xứ người, Tiếng Việt Vui trở thành không gian kết nối và lan tỏa tình cảm ấm nồng, như tâm tình trong bài “Tiếng Việt” của nhà thơ Lưu Quang Vũ: Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết/Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi/Như vị muối chung lòng biển mặn/Như dòng sông thương mến chảy muôn đời… Chính tâm tình ấy đã cuốn hút Đinh Lê Mộng Thuỳ (SN 2000), nghiên cứu sinh thạc sĩ Tâm lý và giáo dục sư phạm tại ĐH Sư phạm Quốc gia Moscow,

Các học sinh và giáo viên của Tiếng Việt Vui. Ảnh: NVCC

Đội ngũ vận hành Tiếng Việt Vui hiện có 25 thành viên, được chia thành 3 tổ chuyên môn: Giáo viên, trợ giảng, truyền thông. Họ phần lớn là sinh viên, nghiên cứu sinh của nhiều trường đại học, học viện tại Moscow, Saint petersburg… Gần đây, chương trình còn thu hút được sự tham gia của những bạn trẻ Việt lớn lên ở Nga. Điều này giúp Tiếng Việt Vui gắn kết và hiểu các bạn học sinh nhiều hơn; và cũng khẳng định tình yêu đất nước, hướng về cội nguồn của người Việt dù sống ở đâu.

“Tiếng Việt Vui duy trì hoạt động trên 3 nguyên tắc, trong đó, thành viên trực tiếp giảng dạy phải là sinh viên, học viên của các trường sư phạm hoặc phải có chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ, tâm lý về sư phạm; giữ gắn kết với Đại sứ quán, Ban Cán sự Đoàn – Hội Sinh viên của Việt Nam tại Nga; sự đồng hành của gia đình”, Bích Ngọc chia sẻ.

Nữ chủ nhiệm gen Z này cho biết thêm, nội dung giảng dạy của Tiếng Việt Vui được thiết kế trên cơ sở sách giáo khoa tiếng Việt trong nước. Trước mỗi kỳ học, ban chủ nhiệm cùng tổ chuyên môn lên kế hoạch tổ chức các hoạt động, cuộc thi làm thiệp, vẽ tranh, làm báo tường, viết chữ đẹp… theo nhiều chủ đề, sự kiện gắn với Việt Nam như: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Tết Nguyên đán, Tết Trung thu.

Mỗi tuần một nhân vật lịch sử

Hơn một năm qua, Tiếng Việt Vui đã triển khai hai dự án “Mỗi tuần một nhân vật lịch sử” và “Việt Nam - Đất nước con người”, đưa các học viên biết sâu thêm về tên người, tên núi, tên sông gắn với chỉ dấu trên bản đồ hành chính Việt Nam treo trên tường lớp học.

Là người trực tiếp lên kế hoạch “Mỗi tuần một nhân vật lịch sử’, bạn Nguyễn Đức Mạnh (SN 2003) - sinh viên ngành Tâm lý trường ĐH Tổng hợp Moscow, cho biết, hoạt động diễn ra trong thời gian sinh hoạt 30 phút vào cuối tiết học. Dự án đã giới thiệu được hơn 10 danh nhân lịch sử nổi tiếng của dân tộc là Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… Mỗi nhân vật được khắc họa sinh động gắn liền với những chiến công lẫy lừng của dân tộc trong công cuộc xây dựng và giữ nước. Đồng thời, thông qua các trò chơi, đố vui…để khuyến khích tìm hiểu và ôn luyện khả năng ghi nhớ cho các bạn nhỏ.

Tiếp nối buổi học với rất nhiều câu chuyện gắn với dịp Giỗ Tổ Hùng Vương vào mùng Mười tháng Ba và lời dặn “các Vua Hùng đã công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” của Bác Hồ, Tiếng Việt Vui hòa vào khí thế kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bạn Hồ Thị Bích Ngọc cho biết, chương trình tổ chức cho các học viên tập làm thơ, tập đọc “5 điều Bác Hồ dạy”, diễn kịch, kể chuyện về Bác Hồ kính yêu… và sẽ quay video đăng lên fanpage Vui học tiếng Việt với hơn 1,3 nghìn người theo dõi, vừa góp phần tạo thành chuỗi truyền thông vừa lưu lại khoảnh khắc ý nghĩa của các bạn nhỏ. Tiếp nối năm trước, năm nay chương trình sẽ tổ chức học sinh và thành viên dâng hoa tại Quảng trường Hồ Chí Minh ở Moscow.

Từ không gian Tiếng Việt Vui nơi trời Âu ấy, những người trẻ đang lan toả sự trong sáng, phong phú của Tiếng Việt trong thế giới “giàu sang bao thứ tiếng”; bắc những nhịp cầu đến đồng bào ở ngoài nước và đưa Việt Nam gần hơn với bạn bè quốc tế.

Điểm tựa tinh thần cho sinh viên xa xứ

Hội nghị trực tuyến giữa T.Ư Hội LHTN Việt Nam với Ban cán sự Đoàn, Hội Thanh niên Sinh viên ở nước ngoài, diễn ra trong tháng 4/2025, ghi nhận: Các tổ chức Hội thanh niên và sinh viên Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều nỗ lực vượt bậc để duy trì hoạt động, sáng tạo trong cách làm, góp phần thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng, lan tỏa hình ảnh tốt đẹp của thanh niên Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Đặc biệt, nhiều sáng kiến, mô hình hay, thiết thực đã và đang được triển khai tại nhiều nước như: giao lưu văn hóa, hội thảo, hoạt động thiện nguyện, tọa đàm, các cuộc thi sáng tạo – khởi nghiệp, các hoạt động hướng về Tổ quốc nhân các ngày lễ lớn… đã thực sự trở thành điểm tựa tinh thần cho hàng chục ngàn thanh niên, sinh viên Việt Nam xa xứ.

Cảm xúc du học sinh Việt đón Tết xa nhà
Du học sinh Việt háo hức, xúc động về nước đón lễ kỷ niệm 30/4
Du học sinh Việt 'chuyển mình' nơi trời Tây
Du học sinh Việt 'chuyển mình' nơi trời Tây
Tết quê hương trong trái tim du học sinh Việt
Tết quê hương trong trái tim du học sinh Việt