Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Admin

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

điện thoại - Ảnh 1.

Học sinh sử dụng điện thoại ở TP.HCM - Ảnh: Q.Đ.

Tại hội nghị giao ban sau khi sáp nhập, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có thông báo kết luận của ông Nguyễn Văn Hiếu - giám đốc sở, về nội dung yêu cầu Phòng học sinh, sinh viên nghiên cứuĐóng điện thoại, mở sân chơi - Ảnh 2.Học sinh dùng điện thoại ở trường học, lỗi ba mẹ hay lỗi ở nhà trường?ĐỌC NGAY

Chúng ta có thể làm mới các không gian vận động nhẹ, sân chơi thể chất linh hoạt với đa dạng môn thể thao: cầu lông, đá cầu, bóng rổ, nhảy dây, bóng chuyền mini… 

Cần quy hoạch từng khu vực, chuẩn bị sẵn vài bộ dụng cụ, để các em dễ dàng giải phóng năng lượng. 

Có thể cử lớp trực nhật hoặc nhóm học sinh phụ trách mượn trả dụng cụ, vừa tăng ý thức giữ gìn tài sản chung, vừa phát huy vai trò tự quản.

Đối với những học sinh không thích thể thao, chúng ta thiết kế khu vực giải trí sáng tạo với bàn gỗ, giấy vẽ, bút màu, trò chơi trí tuệ như cờ vua, cờ tướng, rubik, sudoku, góc đọc sách, truyện… 

Từ đó xây dựng các mô hình câu lạc bộ thư viện ngoài trời, người kể chuyện qua tranh, kỳ phùng địch thủ…

Học sinh ngày nay cũng thường có nhu cầu giải tỏa tâm lý. Một "trạm tâm lý" nhỏ với góc thư giãn bằng giấy note treo điều ước, ghế nghỉ, bảng viết tâm trạng có thể trở thành điểm đến chữa lành giúp các em trút bỏ căng thẳng, chia sẻ những lo âu theo cách tự nhiên, như một dạng trị liệu nhẹ nhàng.

Để tránh nhàm chán, các trường cũng cần tổ chức các hoạt động chủ đề theo tuần, tháng gắn với những ngày lễ kỷ niệm: "Tuần lễ trò chơi dân gian", "Tháng giao lưu kỹ năng sống", "Giờ ra chơi âm nhạc", "Tri ân những người phụ nữ quanh ta"...

Đừng làm theo kiểu máy móc, rập khuôn

Thực tế có những nội dung trên đã được triển khai ở nhiều trường. Tuy vậy để các hoạt động này đi vào thực chất và lâu dài, rất cần tạo cho học sinh cảm giác được là "người trong cuộc".

Ở nhiều trường, các hoạt động vẫn thường do ban giám hiệu chỉ định, rồi áp đặt, ấn định xuống các lớp. Ban cán sự các lớp lại tiếp tục triển khai một cách máy móc, rập khuôn. Thế nên các hoạt động vào giờ ra chơi, cũng như các hoạt động chủ đề chủ điểm thường ít được học sinh quan tâm đúng mức.

Chúng ta nên thành lập ban hoạt động giờ ra chơi gồm học sinh các khối, có sự quan sát, hỗ trợ của phía Đội/Đoàn ở mức độ vừa phải, chủ yếu để các bạn tự vận hành. Với các hoạt động tuần, tháng, học sinh là người đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch, xây dựng sân chơi, thầy cô chỉ đứng ở vai trò gợi ý, góp ý.

Có như vậy các em mới học được cách làm chủ bản thân, kết nối bạn bè, rèn luyện năng lực tổ chức. 

Khi trao quyền cho học sinh, để các em tự mình trải nghiệm và thể hiện bản lĩnh sáng tạo, các em sẽ cảm thấy được trân trọng, tăng tự tin, từ đó chủ động, hào hứng tham gia với những giờ ra chơi, những hoạt động tập thể đúng nghĩa.

Gia đình cũng nên có thời gian biểu sinh hoạt, tránh mỗi người ôm cái điện thoại

Nếu ở trường cấm, nhưng về nhà phụ huynh lại cho các em thoải mái dùng điện thoại cả buổi tối thì hiệu quả khó bền vững. Gia đình cũng cần "thiết kế" thời gian biểu sinh hoạt ở nhà theo hướng tăng cường tương tác giao tiếp giữa các thành viên, nhằm xây dựng sự kết nối, tránh tình trạng mỗi người ôm một chiếc điện thoại, "chìm đắm" trong thế giới của riêng mình.

Nếu thầy cô giao bài tập về nhà, hướng dẫn trao đổi với học sinh thông qua các nhóm chat, phụ huynh có thể xem cùng con. Như vậy vừa giúp con trẻ dùng điện thoại ở mức độ hợp lý, vừa kịp thời nắm bắt tiến độ, trình độ học tập của con, vừa thêm gần gũi tình thân gia đình.

Đóng điện thoại, mở sân chơi - Ảnh 3.Cấm học sinh dùng điện thoại trong trường học trên cả nước, được không?

Từ đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM về việc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học và cả giờ ra chơi, nhiều ý kiến mong muốn nhân rộng ra tại tất cả trường học trong cả nước.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề