Trao quyền để người bệnh được sống những ngày cuối đời ý nghĩa là điều nhân văn, cần nhân rộng mô hình thông báo tin xấu và lên kế hoạch cuối đời.
Mục lục
Bác sĩ Huỳnh Duy Quang - quyền điều hành đơn vị chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) - trao đổi với phụ huynh có con đang mắc bệnh u não - Ảnh: XUÂN MAI
Bài viết "Trao quyền để người bệnh được sống những ngày cuối đời ý nghĩa" nhận nhiều phản hồi ủng hộ của bạn đọc. Các ý kiến cho rằng đây là điều nhân văn, cần nhân rộng mô hình thông báo tin xấu và lên kế hoạch cuối đời.
Người bệnh sẽ ra đi nhẹ nhàng hơn
Với bạn đọc Ngọc Sâm: "Trao quyền cho Phía trước, phía sau đều là sự sốngTự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?
Theo bạn đọc quye****@gmail.com, việc giúp người bệnh mong muốn kết thúc sự sống của mình đúng ngày giờ mong ước là nhân đạo, văn minh và có tình có nghĩa.
"Không ai trốn tránh được cái chết. Nếu không may người già rơi vào hoàn cảnh đau đớn hoặc liệt giường lâu ngày thì nguyện vọng tha thiết của họ là được ra đi êm ái khi họ đã định trước được ngày, giờ ra đi", bạn đọc này phân tích.
Tài khoản voth****@gmail.com thẳng thắn chia sẻ những bệnh không trị được thì nên cho họ được quyền lựa chọn ra đi nhẹ nhàng.
Đồng tình, bạn đọc Đặng Thị Vĩnh Thuận cho rằng quan trọng không phải là sống bao lâu mà là sống như thế nào.
Theo bạn đọc Ngô Xuân Huy, thay vì cố cứu sống người bệnh dù biết rõ họ không còn tia hy vọng để phục hồi, chỉ sống như người thực vật sao không để họ ra đi.
"Việc cố gắng để người bệnh sống thêm đôi ba tháng lại làm cho họ đau khổ hơn, còn gia đình người bệnh thì tốn thêm khoản chi phí lớn nhưng lại không được kết quả gì", anh Huy nêu ví dụ.
Nên có luật về quyền được chết?
Nhiều bạn đọc mong muốn cần nhân rộng mô hình thông báo tin xấu, lên kế hoạch cuối đời tại nhiều bệnh viện hơn. Và có không ít băn khoăn vấn đề người bệnh có quyền quyết định được chết hay không?
Thay đổi thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, người dân cần lưu ý gì?ĐỌC NGAY
Bạn đọc tên Linh và Nguyễn Đình mong muốn các chuyên gia, bác sĩ trong ngành chăm sóc giảm nhẹ tiếp tục đồng hành cùng người bệnh để họ có một cuộc sống ý nghĩa, chất lượng những ngày cuối đời.
Các vấn đề hỗ trợ tâm lý - xã hội dành cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ngày càng được chú trọng hơn.
Bạn đọc có nickname Ngoại Gấu đặt câu hỏi: "Theo quy định pháp luật hiện nay, ta có quyền quyết định sự ra đi của chính mình hay không ".
Trước thực tế nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không còn chữa trị được hay các bệnh nhân sống thực vật lâu năm, theo bạn đọc Lê Thoại, nên có luật về quyền được chết cho những nhóm người bệnh này.
Tương tự, tài khoản nguyenxathoan cho rằng nếu có luật trợ tử theo nguyện vọng người bệnh thì họ bớt được đau đớn, khổ sở, khi sống không còn ý nghĩa mà chỉ là đày đọa xác thân, đồng thời nhẹ gánh một chút cho người chăm sóc.
Giúp người bệnh giai đoạn cuối đời được "chết lành"
Tại Việt Nam, quyền được chết vẫn chưa được thừa nhận cụ thể. Hiến pháp không có quy định quyền được chết, mà chỉ nêu rõ về quyền được sống. Mọi hành vi an tử đều bị coi là hành vi xâm phạm tính mạng người khác trái pháp luật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tiến sĩ Trương Nguyễn Xuân Quỳnh - thành viên Hội Y học chăm sóc giảm nhẹ, cố vấn công tác xã hội tại Saigon Psychub - cho biết người bệnh cần được thông tin sớm về tình trạng bệnh, có thời gian chuẩn bị tinh thần, tham gia vào việc lập kế hoạch chăm sóc phù hợp với giá trị và kỳ vọng cá nhân, đặc biệt trong giai đoạn cuối đời.
Thông báo tin xấu không đơn thuần là nói về bệnh nặng dẫn đến cái chết. Đó là một hành trình, bắt đầu từ khi người bệnh biết mình mắc bệnh nặng đến lúc họ cần lập kế hoạch cuối đời.
Khi tiên lượng sống còn dưới 6 tháng, nhân viên y tế sẽ thảo luận với bệnh nhân về việc quản lý giảm nhẹ các triệu chứng và lập kế hoạch cuối đời, bắt đầu từ việc hiểu kỳ vọng của bệnh nhân.
Cốt lõi của chăm sóc cuối đời không nằm ở việc kéo dài sự sống bằng mọi giá, mà là giúp người bệnh sống những ngày còn lại một cách ý nghĩa, đúng với mong muốn của họ. Những điều này giúp họ "chết lành" - một khái niệm ít khi được nhắc đến hiện nay.
Trao quyền để người bệnh được sống những ngày cuối đời ý nghĩa
Những năm gần đây, nhiều bệnh viện tại TP.HCM đã triển khai thực hành kỹ năng thông báo tin xấu và hỗ trợ người bệnh lập kế hoạch cuối đời, đặc biệt là ở các bệnh nặng như ung thư.
Sau khi kiểm tra hiện trường, đại diện Ủy ban An toàn Giao thông (ATGT) Quốc gia đề nghị Công an tỉnh Hà Tĩnh điều tra toàn diện, làm rõ trách nhiệm nhà xe, tài xế và điều kiện an toàn phương tiện khi tham gia giao thông.
Niềng răng thường được xem là giải pháp cải thiện nụ cười, nhưng nhiều người rơi vào tình trạng dở khóc dở cười khi vừa mất thời gian, mất tiền lại ảnh hưởng đến sức khỏe bởi gặp phải phòng khám rởm, "bác sĩ" rởm.
Sau lũ, đường đến bản Cha Nga, xã Mỹ Lý (Nghệ An) có nhiều điểm bị sạt lở, sập hoàn toàn xuống lòng sông. Quốc lộ 7 qua địa bàn xã Tương Dương, Tam Quang,... cũng bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn bị khoét sâu 1-2m, đe dọa an toàn giao thông và chia cắt tuyến huyết mạch.
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi lan rộng trên địa bàn, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa có chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu người đứng đầu các sở, ngành, địa phương chịu trách nhiệm nếu để xảy ra dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người dân.
Phụ tải tăng vọt 4.000 MW chỉ trong một ngày cao điểm khiến ngành điện phải căng mình điều phối, trong bối cảnh nhiều nguồn phát không đủ linh hoạt, còn năng lượng tái tạo chưa ổn định.
Từ buổi họp báo của ca sĩ Jack J97 mà Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ rà soát lại nội dung, cùng tìm hiểu pháp luật quy định thế nào về việc tổ chức họp báo.
Liên quan vụ án xe ô tô có biển số xanh 68C-08XX gây tai nạn khiến em Lê Dương Mỹ Q. - nữ sinh ở Phú Quốc - tử vong tối 14-11-2022, Tòa án nhân dân khu vực 2 tỉnh An Giang có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ vụ án.