Trường đại học cũng rối với bách phân vị

Admin

Nhiều trường đại học gặp khó khăn trong áp dụng phương pháp bách phân vị để quy đổi điểm xét tuyển. Trong khi đó, thí sinh và phụ huynh khá bối rối vì mỗi trường có một cách quy đổi khác nhau.

bách phân vị - Ảnh 1.

Nhiều thí sinh, phụ huynh đang "rối não" với "bách phân vị"

Quy chế tuyển sinh đại học và hướng dẫn tuyển sinh năm 2025 của Bộ GD-ĐT quy định các cơ sở đào tạo phải xác định và công khai rõ ràng quy tắc quy đổi điểm theo

Học sinh đặt câu hỏi về tổ hợp xét tuyển, cách quy đổi điểm tại Ngày hội Lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học 2025 - Ảnh: T.T.D.

Tăng cường minh bạch

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nhiều người nghĩ không thể áp dụng bách phân vị trong xét tuyển vì cho rằng phương pháp này không phản ánh đúng năng lực tuyệt đối của thí sinh và dễ gây bất công giữa các tổ hợp thi. Tuy nhiên, bách phân vị không chỉ khả thi mà còn mang lại sự công bằng hơn trong bối cảnh thi cử hiện tại. Phương pháp này đã thành công ở nhiều quốc gia.

"Ưu điểm của bách phân vị là giúp khắc phục sự chênh lệch độ khó giữa các môn và kỳ thi, đồng thời đảm bảo công bằng khi quy đổi điểm giữa thi THPT và các kỳ thi riêng như kỳ thi đánh giá năng lực. Bộ GD-ĐT đã công bố bách phân vị cho 5 tổ hợp môn thi chính và khuyến khích sử dụng vì đây là cách phù hợp nhất để quy đổi điểm. 

Dù ban đầu có thể gây bối rối cho thí sinh, nhưng điều này có thể khắc phục qua hướng dẫn chi tiết. So với hệ thống cũ, bách phân vị giảm bất công khu vực và khuyến khích học đều các môn", ông Dũng nhận định.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, hệ thống vẫn cần cải tiến. "Bộ GD-ĐT nên mở rộng bách phân vị cho nhiều tổ hợp hơn, gồm các ngành đặc thù như nghệ thuật và thể thao, kết hợp với điểm phỏng vấn. 

Tăng cường minh bạch bằng phần mềm AI tự động tính toán và công bố điểm ngay sau kỳ thi, đồng thời tích hợp vào cổng đăng ký nguyện vọng để thí sinh có thể mô phỏng điểm chuẩn; cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết giúp thí sinh hiểu rõ và giảm bối rối" - ông Dũng đề xuất.

Cần sự hỗ trợ của Bộ GD-ĐT

Để đảm bảo tính khách quan, khoa học và sự thống nhất trong toàn hệ thống giáo dục, PGS.TS Tô Văn Phương cho rằng Bộ GD-ĐT cần hỗ trợ các trường trong việc phân tích dữ liệu điểm thi và công bố kết quả quy đổi điểm giữa các phương thức xét tuyển chủ yếu, làm cơ sở để các cơ sở đào tạo tham khảo và áp dụng trong quá trình tuyển sinh.

Tương tự, ThS Phạm Thái Sơn - giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường đại học Công Thương TP.HCM - cũng kiến nghị: "Bộ GD-ĐT nên xây dựng công thức quy đổi thống nhất, dựa trên cơ sở dữ liệu đủ lớn, nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức xét tuyển và giữa các trường đại học".

Đảm bảo thứ hạng, tính công bằng, minh bạch

Đó là khẳng định của Bộ GD-ĐT về vai trò của phương pháp bách phân vị lần đầu tiên được bộ yêu cầu các trường áp dụng trong tuyển sinh. Bộ GD-ĐT lý giải phương pháp bách phân vị (percentile equating) là phương pháp dựa trên phân bố điểm của hai kỳ thi, xác định điểm ở cùng phân vị (percentile) để chuyển đổi.

Theo cách này, bách phân vị quy đổi điểm thành các mức phân vị, giúp chỉ ra vị trí của thí sinh trong tổng thể điểm của nhóm. Phân vị được sử dụng để so sánh thí sinh trong mối quan hệ với những thí sinh khác tham gia kỳ thi. Phương pháp quy đổi này chuyển đổi điểm thành phân vị, tức là xếp điểm số của một thí sinh vào một phân vị cụ thể theo phân phối điểm thi.

Tham khảo đúng cách, tránh hiểu sai

Việc công bố bảng bách phân vị điểm thi tốt nghiệp THPT theo một số tổ hợp xét tuyển truyền thống năm 2025 đang nhận được nhiều sự quan tâm từ thí sinh, phụ huynh và các trường đại học.

Đây là bước đi tích cực trong minh bạch hóa dữ liệu tuyển sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng bách phân vị để quy đổi điểm giữa các tổ hợp xét tuyển lại đang gây ra nhiều hiểu lầm, dẫn đến nguy cơ sai lệch và mất công bằng trong tuyển sinh đại học.

Rối với bách phân vị - Ảnh 3.

Phụ huynh, học sinh tìm hiểu về xét tuyển đại học tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học 2025 - Ảnh: THANH HIỆP

Bách phân vị là gì?

Bách phân vị (percentile) là một chỉ số thống kê thể hiện vị trí tương đối của một thí sinh trong phân bố điểm thi của một tổ hợp cụ thể. Ví dụ, thí sinh đạt phân vị 90 trong tổ hợp A00 nghĩa là thí sinh đó có điểm cao hơn 90% số thí sinh cùng thi tổ hợp này.

Tuy nhiên, bách phân vị chỉ có ý nghĩa nội bộ, trong phạm vi từng tổ hợp. Không thể dùng bách phân vị để so sánh chéo giữa các tổ hợp khác nhau như A00, C00 hay D01... vì mỗi tổ hợp có cách ra đề, phổ điểm và đối tượng thí sinh rất khác nhau.

Một nguyên tắc quan trọng nhưng thường bị bỏ qua: bách phân vị chỉ có ý nghĩa đối sánh khi dữ liệu đến từ những thí sinh thi cả hai tổ hợp. Chỉ khi cùng một người làm tất cả các môn thi của cả hai tổ hợp xét tuyển với nỗ lực thật mới có thể thiết lập mối tương quan giữa hai phân bố điểm.

Ngược lại, nếu sử dụng dữ liệu của hai nhóm thí sinh độc lập, ví dụ nhóm thi A00 và nhóm thi D01, thì mọi phép quy đổi đều thiếu cơ sở khoa học. Vì hai nhóm có thể có năng lực, định hướng học tập và mục tiêu làm bài khác nhau nên không thể so sánh trực tiếp.

Nguy cơ lệch kết quả

Một thực tế phổ biến hiện nay là nhiều thí sinh chỉ tập trung ôn luyện tổ hợp xét tuyển chính, còn các môn khác chỉ thi để "đủ tổ hợp", không đặt mục tiêu xét tuyển. Việc này dẫn đến tình trạng làm bài "cho có", khiến điểm thấp và kéo cả phổ điểm tổ hợp đó xuống.

Hệ quả là có những thí sinh đạt điểm trung bình nhưng lại vọt lên phân vị cao có thể do không vì giỏi, mà vì nhiều người khác không nỗ lực làm bài. Nếu dùng những phân vị này để quy đổi sang tổ hợp khác sẽ dẫn đến điểm chuẩn ảo, phản ánh sai mặt bằng thực tế.

Rối với bách phân vị - Ảnh 4.Trường đại học lên tiếng gỡ rối bách phân vị quy đổi điểm xét tuyển

Trước nhiều băn khoăn, lo lắng của thí sinh về cách quy đổi điểm xét tuyển đại học giữa các phương thức năm nay theo bách phân vị, một trường đại học đã lên tiếng giải thích.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề