Ăn tiết canh, nem chua: Hai người nhập viện, mất thính lực vĩnh viễn

Admin

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận và điều trị hai trường hợp mắc liên cầu khuẩn lợn. Cả hai đều biến chứng viêm màng não nặng, mất thính lực không thể phục hồi.

Ăn tiết canh, nem chua: Hai người nhập viện, mất thính lực vĩnh viễn - Ảnh 1.

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Mất thính lực sau khi ăn tiết canh, nem chua

Trường hợp đầu tiên là ông N.V.P. (62 tuổi, Bắc Ninh), người có thói quen ăn nem sống, tiết canh và gia đình có chăn nuôi lợn. Khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, ông sốt cao 39-40°C, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn. Dù tự truyền dịch tại nhà, triệu chứng chỉ thuyên giảm tạm thời rồi tái phát.

Khi được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, ông được chẩn đoán viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do 12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong

Kết quả cấy dịch não tủy xác nhận bệnh nhân nhiễm Streptococcus suis. Ngoài ra ông còn bị tổn thương Herpes vùng môi, do cơ thể suy giảm miễn dịch sau nhiễm trùng nặng. Sau 12 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, nhưng thính lực không thể phục hồi.

Trường hợp thứ hai là ông L.V.N. (54 tuổi, Lào Cai) cũng có tiền sử ăn lòng lợn, tiết canh một tuần trước khi khởi phát bệnh. Sau khi sốt, rét run, đau đầu, ông được điều trị tại bệnh viện địa phương nhưng tình trạng không cải thiện. Bệnh nhân được chuyển tuyến trong tình trạng viêm màng não, viêm phổi và mất dần thính lực.

Bác sĩ Lê Văn Thiệu, khoa nhiễm khuẩn tổng hợp, cho biết các xét nghiệm cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng nặng: bạch cầu tăng gấp đôi, CRP cao gấp 10 lần, dịch não tủy chứa tới 1.370 tế bào/mm³, nồng độ protein tăng gấp 6 lần, glucose tụt gần ngưỡng nguy hiểm.

Soi dịch não tủy thấy cầu khuẩn Gram dương - Streptococcus suis. Bệnh nhân được xác định viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn và đã mất khả năng nghe.

Bệnh tiến triển nhanh, có thể gây tử vong

Bác sĩ Thiệu nhấn mạnh viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết là hai biểu hiện lâm sàng phổ biến khi con người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Biến chứng mất thính lực là hậu quả thường gặp và không thể phục hồi. Những trường hợp nặng có thể nhanh chóng tiến triển thành sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

"Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn. Cách duy nhất để phòng ngừa là không ăn tiết canh, nem chưa chín, thịt lợn chưa nấu kỹ hoặc các sản phẩm chế biến không đảm bảo vệ sinh. Người giết mổ, chế biến lợn cũng cần trang bị bảo hộ đầy đủ", bác sĩ Thiệu khuyến cáo.

Ngoài ra người dân cần cảnh giác với các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, buồn nôn, ù tai… và đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

"Bệnh viện đã nhiều lần cảnh báo, nhưng thực tế cho thấy thói quen ăn uống không an toàn vẫn rất phổ biến. Đây là nguyên nhân chính khiến các ca bệnh liên cầu khuẩn lợn tiếp tục tái diễn, gây tổn hại sức khỏe và thậm chí đe dọa tính mạng. Người dân cần thay đổi thói quen ăn uống để bảo vệ bản thân", bác sĩ Thiệu nhấn mạnh.

Ăn tiết canh, nem chua: Hai người nhập viện vì liên cầu khuẩn lợn, mất thính lực vĩnh viễn - Ảnh 2.Thịt nhiễm khuẩn liên cầu lợn nấu chín là an toàn?

Nhiều người cho rằng thịt lợn chỉ cần nấu chín là có thể ăn được, kể cả khi thịt có dấu hiệu bất thường hay nhiễm khuẩn liên cầu lợn.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề