Người tham gia ban quản trị chung cư ngoài nhiệt tình còn phải có chuyên môn, phải chuyên nghiệp để bảo vệ chính mình và quyền lợi của cư dân.
Mục lục
Cư dân phải đóng phi quản lý vản hành, phi gửi xe... khi sinh sống trong các chung cư - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH
Vụ việc ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á bị cơ quan thuế huyện Bình Chánh (TP.HCM) phạt đến gần 120 tỉ đồng vì lỗi không lập 7.260 tờ hóa đơn khi cung cấp các dịch vụ trong nhiều năm, đã khiến nhiều ban quản trị chung cư trên cả nước giật mình.
Vụ việc còn tiếp diễn nhưng lỗi không lập hóa đơn là rất phổ biến, cũng là thói quen của nhiều ban quản trị Kinh phí bảo trì chung cư: Số tiền lớn, quản lý lỏng lẻoPhí bảo trì chung cư: Bàn cách quản lý, không để chiếm dụngKhông đóng phí quản lý chung cư, cắt nước?
Thực tiễn cho thấy khi nhà chung cư phát triển cũng là lúc các tranh chấp, mâu thuẫn giữa cư dân và ban quản trị (BQT) chung cư xảy ra nhiều hơn, kể cả ở những chung cư cao cấp hay nơi có mặt bằng dân trí cao.
Mâu thuẫn đủ loại, đủ kiểu, nhưng căng nhất vẫn là vấn đề tài chính (quỹ bảo trì, nguồn thu giữ xe, cho thuê đậu taxi, cho thuê quảng cáo trong thang máy, đặt trạm phát sóng...) và thu - chi tài chính. Nguồn thu này rất lớn.
Vì thế, thực chất, khi BQT chung cư nắm số tiền lớn có khác nào như những "hội đồng quản trị" của doanh nghiệp có doanh thu chục tỉ, thậm chí trăm tỉ đồng.
Được cư dân chung cư bầu ra, BQT có con dấu, có tư cách pháp nhân, có quyền quyết việc thu chi tài chính chung, được hưởng thù lao và có nghĩa vụ, trách nhiệm chẳng khác nào điều hành doanh nghiệp.
Vì thế, để đảm bảo hoạt động đúng pháp luật, minh bạch, hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của cư dân, ngoài điều lệ của BQT, còn cần phải có những người am hiểu, rành chuyên môn, vững đạo đức mới có thể làm đúng pháp luật cũng như nhiệm vụ trước cư dân.
Những người đó không thể là "tay ngang", không chỉ có nhiệt tình, chấp nhận "vác tù và hàng tổng" là đủ.
Có lẽ, ở nhiều BQT chung cư, yêu cầu này chưa được chú trọng. Những người có quỹ thời gian, nhiệt tình, không vướng bận... tham gia BQT chung cư nhưng chưa có nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm điều hành, nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Đó là một trong những lý do dẫn đến mâu thuẫn với cư dân, rắc rối với pháp luật.
Chưa kể, do chung cư có nguồn thu lớn, vào BQT có khác gì điều hành doanh nghiệp, vì thế cũng có người "nhiệt tình" tham gia BQT để có được những quyền này, thậm chí để trục lợi và một số trường hợp đã bị xử lý hình sự.
Với chất lượng "nhân sự" ở BQT chung cư như thế, nếu không được chấn chỉnh, vẫn tiếp tục đơn giản khi bầu ra BQT chung cư, có lẽ những vụ tai tiếng của BQT chung cư, từ mâu thuẫn với cư dân, bị xử phạt hành chính đến xử lý hình sự sẽ chưa dừng lại.
Những vụ lùm xùm ở BQT chung cư cũng là tiếng chuông nhắc nhở các cá nhân nhiệt tình tham gia BQT nhà chung cư phải bổ sung kiến thức, quy định pháp luật, để định vị lại mình là ai, có đủ hiểu biết để đảm nhận công việc và vững lòng trong quản lý thu chi tài chính.
Và yêu cầu nâng cao chất lượng BQT chung cư (kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành chung cư...) không còn là khuyến khích như trước mà là bắt buộc, theo Luật Nhà ở hiện hành.
Như vậy, người tham gia BQT chung cư ngoài nhiệt tình còn phải có chuyên môn, phải chuyên nghiệp để bảo vệ chính mình và quyền lợi của cư dân.
Củng cố, nâng chất BQT chung cư nhìn sâu xa cũng chính là đảm bảo chất lượng sống của cư dân, dù ở chung cư bình dân hay cao cấp. Nhưng có lẽ công việc này đến nay vẫn chưa được chăm chút, đó cũng là khoảng lặng của "xã hội nhà chung cư".
Vụ ban quản trị chung cư bị phạt gần 120 tỉ: Nhiều vấn đề cần làm rõ
Sau khi ban quản trị (BQT) chung cư Conic Đông Nam Á bị phạt 119,8 tỉ đồng vì không lập hóa đơn khi cung cấp dịch vụ cho cư dân, BQT nhiều chung cư tại TP.HCM hoang mang cho biết lâu nay họ cũng không xuất hóa đơn khi thu tiền.
Nhờ thích ứng linh hoạt với những biến động của thị trường, Tập đoàn Hoa Sen đã đạt l ợi nhuận sau thuế uớc lũy kế 7 tháng niên độ tài chính (NĐTC) 2024-2025 là 460 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch đề ra.
(Chinhphu.vn) - Dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Tô Lâm, Công ty Vắc xin Việt Nam (VNVC) và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin và thuốc sinh học tiên tiến.
TPO - Từng hai lần bị kết án vì lừa đảo nhưng nhiều lần được hoãn thi hành án do mang thai và nuôi con nhỏ, Triệu Thị Huyền Trang đã sinh liên tiếp 5 con nhỏ. Trong thời gian được hoãn thi hành án Trang lại tiếp tục đi lừa đảo.
TPO - Chiều 14/5, tại hội trường cơ quan Tỉnh Đoàn, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Điện Biên phối hợp Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai lấy ý kiến vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 qua ứng dụng VNeID cho cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh.
TPO - Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) tỉnh Khánh Hòa như "bộ não số" của chính quyền tỉnh, có chức năng thu thập, giám sát, tổng hợp và phân tích dữ liệu đa ngành, đa lĩnh vực.
TPO - Các đối tượng sử dụng xe máy hò hét, rượt đuổi nhau trên đường thuộc địa phận xã Thái Hoà, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) gây tai nạn giao thông làm một người chết, một người bị thương.
TPO - Bên cạnh nhập nhiều mặt hàng truyền thống như tôm, cá tra, Trung Quốc vừa bất ngờ tăng mạnh nhập khẩu các loại nhuyễn thể có vỏ từ Việt Nam như ốc hương, nghêu và điệp.
TPO - Danh tính người điều khiển “xe điên” tông hàng loạt xe máy ở Hà Nội; Nhận diện loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe vừa bị thu hồi; Nga phản đối kết luận của ICAO về vụ rơi máy bay MH17… là những thông tin nổi bật của Tin Nhanh ngày 14/5/2025.
Nhiều bạn đọc đồng tình cần sớm có Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và đưa ra xử phạt nặng, thậm chí có những vụ án điểm về tình trạng lừa đảo, mua bán thông tin cá nhân.