Chàng trai trẻ mắc bệnh gout ở tuổi 22, dấu hiệu cảnh báo từ đau khớp cổ chân

Admin

Một nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội đã phải nhập viện khám vì đau khớp cổ chân trái không rõ nguyên nhân. Tại cơ sở y tế, bác sĩ phát hiện nam thanh niên mắc hàng loạt bệnh lý, trong đó có bệnh gout (gút), căn bệnh vốn thường gặp ở người lớn tuổi.

Chàng trai trẻ mắc bệnh gout ở tuổi 22, dấu hiệu cảnh báo từ đau khớp cổ chân - Ảnh 1.

Nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh gout (gút) do nhiều nguyên nhân - Ảnh: BVCC

Mắc bệnh gout ở tuổi 22

Bệnh nhân là anh P.Đ.H. đến một cơ sở y tế tại Hà Nội khám trong tình trạng đau âm ỉ khớp cổ chân trái, cơn đau tăng dần, đặc biệt dữ dội vào ban đêm và khi vận động. Dù đã sử dụng thuốc giảm đau tại nhà, tình trạng không cải thiện, khiến anh phải đến cơ sở y tế kiểm tra.

Anh H. chia sẻ trước đây đã từng bị sưng đau khớp cổ chân 1-2 lần, sau khi dùng thuốc giảm đau thấy đỡ nên chủ quan, đồng thời từng được ghi nhận tăng acid uric (chỉ số chỉ báo mắc gout) trong máu nhưng chưa điều trị triệt để.

Khi khám, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân vẫn trong giới hạn bình thường, tuy nhiên thể trạng lại thừa cân với chỉ số BMI lên tới 35,01 kg/m². Khám cơ xương khớp cho thấy khớp cổ chân trái bị sưng, nóng, đỏ, hạn chế vận động rõ rệt.

Các khớp khác chưa phát hiện bất thường. Dựa trên tình trạng lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán sơ bộ theo dõi Làm gì để phòng ngừa bệnh gout?

Bác sĩ kết luận anh H. cùng lúc được phát hiện mắc năm vấn đề sức khỏe: gout cấp, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid máu, gan nhiễm mỡ độ II và polyp túi mật.

Anh được bác sĩ tư vấn điều trị tích cực bằng thuốc, nghỉ ngơi, chườm lạnh và điều chỉnh lối sống. Ngoài việc kiêng rượu bia, nội tạng động vật, hải sản và thịt đỏ, bệnh nhân được khuyến cáo uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây, tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý

Theo bác sĩ Trịnh Thị Nga - chuyên khoa cơ xương khớp, bệnh gout là tình trạng rối loạn chuyển hóa acid uric, dẫn đến sự lắng đọng tinh thể urat tại các khớp và gây viêm khớp cấp tính.

Nếu không được điều trị sớm, gout có thể dẫn tới tổn thương khớp nghiêm trọng, biến dạng chi, ảnh hưởng đến thận và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Trước đây gout thường gặp ở nam giới trung niên và lớn tuổi, nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt ở những người có lối sống ít vận động, ăn nhiều đạm và sử dụng rượu bia thường xuyên.

Theo bác sĩ Nga, người trẻ nên cảnh giác khi có các dấu hiệu như đau đột ngột ở khớp chi dưới (thường gặp ở ngón chân cái, cổ chân, đầu gối), khớp sưng nóng đỏ, đau tăng về đêm, từng có tiền sử tăng acid uric hoặc có chế độ ăn giàu đạm, uống rượu bia nhiều.

Những dấu hiệu đau tái phát tại một vị trí, đặc biệt sau ăn nhậu, căng thẳng hay nhiễm lạnh, cũng là cảnh báo quan trọng.

Để phòng bệnh, bác sĩ Nga khuyến nghị người dân, đặc biệt là người trẻ cần giữ cân nặng hợp lý, tránh béo phì, hạn chế ăn thịt đỏ, hải sản và nội tạng động vật, tuyệt đối không sử dụng rượu bia. Đồng thời nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày, tập thể dục đều đặn và tầm soát định kỳ acid uric máu nếu có nguy cơ.

Mắc bệnh gout ở 22 tuổi, dấu hiệu cảnh báo từ đau khớp cổ chân - Ảnh 2.Nồng độ axit uric bình thường vẫn có thể bị gout

Tăng axit uric là một nguyên nhân gây nên tình trạng gout. Tuy nhiên đối với người có nồng độ axit uric bình thường cũng không loại trừ đang bị gout.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề