TP - Miễn học phí, dạy 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú… là những giải pháp được tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng mong muốn triển khai nhằm giảm áp lực cho học sinh vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (DTTS).
Mục lục
Ông
Các học sinh ở Gia Lai thích thú với các hoạt động ngoài sách vở
Theo ông Công, các nhà trường cần “Mở rộng không gian học tập của học sinh” ngoài phòng học, ngoài trường học như: tổ chức những câu lạc bộ, những hoạt động văn hóa - thể thao, các hoạt động theo chủ đề, ngày hội đọc sách, ngày hội khoa học và công nghệ, ngày hội sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, tham quan di tích lịch sử và các làng nghề, tham gia lễ hội truyền thống của địa phương...
Không những vậy, để giảm áp lực cho học sinh, ông Công cho rằng, nhà trường thường xuyên thông tin đến phụ huynh về năng lực học tập, năng khiếu, sở trường của học sinh; phối hợp với phụ huynh giảm áp lực học tập vì điểm số, vì thành tích của con em, tránh tình trạng “con người ta”; hỗ trợ, khuyến khích học sinh biết xây dựng kế hoạch học tập, biết cách tự quản lý thời gian, kiểm soát được công việc học tập của mình, học sinh tự chủ, phát huy năng lực tự học, cảm thấy việc học là hạnh phúc.
Trường Tiểu học Liêng Srônh, tại xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) là ngôi trường nằm ở khu vực khó khăn nhất và cách trung tâm huyện gần 60km. Năm 2024-2025, trường có 28 lớp với tổng số 850 học sinh, trong đó 740 em DTTS (chiếm 87% học sinh toàn trường).
Đáng chú ý, trường Tiểu học Liêng Srônh đã triển khai dạy học 2 buổi/ngày đối với học sinh lớp 1 từ năm học 2020- 2021 đến nay. Tuy nhiên, việc này đang vượt quá định mức giảng dạy của giáo viên.
Cô Phạm Thị Thuyết, giáo viên Trường Tiểu học Liêng Srônh bày tỏ, hiện tại trường đã tổ chức dạy 2 buổi đối với học sinh lớp 1, nhưng việc này đang vượt quá định mức giảng dạy của giáo viên. Năm học 2023-2024, giáo viên chỉ được hỗ trợ 50.000 đồng cho mỗi tiết dạy buổi hai. Còn những năm trước đó, việc phụ đạo, kèm cặp học sinh chủ yếu dựa trên tinh thần tự nguyện và sự sắp xếp thời gian của giáo viên. “Chúng tôi rất mong nếu giáo viên dạy buổi 2 thì cần được hỗ trợ kinh phí. Đồng thời cần tăng thêm biên chế giáo viên phù hợp về giảng dạy”, cô chia sẻ.
Cô Thuyết cũng cho biết, với học sinh DTTS ở xa, đơn cử như tiểu khu 181, các em phải đi trọ, xa gia đình, điều kiện học tập và sinh hoạt còn rất thiếu thốn. Nếu được hỗ trợ bữa ăn trưa ngay tại trường sẽ giúp các em đỡ vất vả hơn nhiều.
Trường Đại học Ngoại thương giảm 2 phương thức tuyển sinh
08/05/2025
Thầy giáo dâm ô hàng loạt nữ sinh ở Gia Lai: Công an vào cuộc, nhà trường lên tiếng
TPO - Ngày 9/5, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch triển khai giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý đối với các dự án đầu tư trên địa bàn.
TPO - Sân khấu Lan Anh - cái tên từng gắn liền với cả một thời vàng son của nhạc Việt - khép lại hành trình gần ba thập kỷ. Không chỉ là nơi diễn ra hàng trăm chương trình nghệ thuật, đây còn là không gian từng chắp cánh cho nhiều thế hệ ca sĩ, đưa âm nhạc sống gần gũi và chạm tới công chúng.
TPO - Phim kinh dị "Út Lan: Oán linh giữ của" xoay quanh chuyện dân gian bí ẩn về bùa ngải, hủ tục. Nhà sản xuất tiết lộ phim không tập trung vào các phân cảnh hù dọa mà thiết lập nỗi sợ dựa trên những thứ thân quen.
TPO - Dù trời mưa rất lớn nhưng đơn vị thi công sửa chữa mặt đường Nội Bài - Lào Cai vẫn tổ chức thảm mặt đường. Theo chuyên gia cầu đường, để xảy ra việc phải lu lèn dưới mưa là tối kị. Dù bất kỳ trường hợp nào, mặt đường phải đảm bảo nhiệt độ ít nhất 70 độ C. Tuy nhiên, tại hiện trường, máy vẫn lu dưới trời mưa khi mặt đường đã nguội, có thể sờ tay mà không thấy nóng.
TPO - Nhiều công trình, dự án ở Quảng Trị có nguy cơ cao không hoàn thành kịp tiến độ khi kết thúc hiệp định vay đã được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo.
TPO - Dưới nắng nóng gay gắt đầu mùa, người lao động ở “chảo lửa” Nghệ An mướt mồ hôi mưu sinh. Với họ, nắng nóng không đáng sợ bằng không có việc làm.