Hơn nửa thế kỷ qua đi, câu chuyện về nhà văn, nhà báo, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý cùng tinh thần 'lên đàng' và xả thân vì lý tưởng của bà vẫn khiến không ít người xúc động.
Mục lục
Phút mặc niệm tưởng nhớ những nhà báo đã hy sinh trong kháng chiến - Ảnh: BTC
Chương trình chính luận nghệ thuật Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang, trách nhiệm do TP Hà Nội chỉ đạo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức nhân Tìm thấy hài cốt nhà văn Dương Thị Xuân Quý
Ông kể về những đồng nghiệp "một đi không trở lại": Hồ Ca, Lê Viết Vượng, Phạm Thị Đệ… Đặc biệt nhà văn, nhà báo Dương Thị Xuân Quý.
Năm 1968, chiến trường miền Nam rất sôi động. Các nhà báo phải viết đơn xung phong mới được vào chiến trường, trong đó có Xuân Quý.
"Ban tuyên huấn phân công chị đi Quảng Ngãi, chị lại xung phong đi Quảng Đà - nơi "nóng" nhất thời điểm đó. Chị nói người viết phải đến những vùng ác liệt nhất để gặp những người tiên tiến nhất, dũng cảm nhất", ông Long kể lại.
Trước khi đi, ông Long, nhà báo Xuân Quý và nhà thơ Bùi Minh Quốc (chồng bà Quý) đã có một bữa liên hoan rất lớn chỉ với một lon gạo nấu cháo cùng mì chính và muối do nhà thơ Thu Bồn biếu.
Nhà văn, nhà báo, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý - Ảnh tư liệu
Trên đường vào chiến khu, Xuân Quý đã viết ra tác phẩm Hoa rừng nổi tiếng. Bà hy sinh ở Duy Xuyên ngày 8-3-1969 sau một trận càn ác liệt.
Một ngày trước đó, Bùi Minh Quốc đã viết bài thơ định mệnh Bài thơ tình yêu, sau này được được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành ca khúc Cuộc đời vẫn đẹp sao.
Mấy tháng sau đó, nhà thơ viết tiếp Bài thơ về hạnh phúc, có những câu đọc lại vẫn nóng hổi, run run: "Thôi em nằm lại/ Với đất lành Duy Xuyên/ Trên mồ em có mùa xuân ở mãi/ Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên".
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày định mệnh ấy, câu chuyện của liệt sĩ, nhà báo Dương Thị Xuân Quý vẫn gây xúc động.
Bà cũng như nhiều nhà báo, chiến sĩ mang trên mình sứ mệnh người "thư ký thời đại" với trái tim yêu nước, đã viết nên những trang vàng đầy tự hào cho truyền thống 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam.
Võ Hạ Trâm hát về nghề báo - Ảnh: BTC
Đi cùng những nốt nhạc 'lên đàng'
Bên cạnh những thước phim tư liệu, gặp gỡ nhân vật, chương trình còn có những tiết mục âm nhạc do các nghệ sĩ Đăng Dương, Đức Tuấn, Võ Hạ Trâm, Đông Hùng, Hương Tràm, nhóm Oplus… thể hiện.
Trên nền nhạc giao hưởng, các ca khúc Lên đàng, Tiến quân ca, Du kích sông Thao, Tiến về Hà Nội, Miền Nam tuyến đầu Tổ quốc, Bước chân trên dải Trường Sơn, Đất nước trọn niềm vui, Tình yêu của biển, Đất nước tình yêu, Xin chào Việt Nam, Tâm sự người làm báo, Một vòng Việt Nam… tái hiện lại chặng đường một thế kỷ của báo chí cách mạng Việt Nam đầy tự hào, kiêu hãnh nhưng vẫn còn đó nhiều trăn trở.
Đông Hùng hát Lên đàng - Ảnh: BTC
Đặc biệt chương trình vang lên các nhạc hiệu phát thanh quen thuộc, trong đó có nhạc hiệu mang tính hiệu triệu, xung kích: "Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".
Những nhạc hiệu làm sống lại ký ức một thời không thể nào quên thông qua những giai điệu, những thanh âm quen thuộc qua làn sóng điện Việt Nam.
Xem thêm hình ảnh:
Chương trình kết hợp yếu tố chính luận và nghệ thuật - Ảnh: BTC
Ca sĩ Đức Tuấn - Ảnh: BTC
Tiến về Hà Nội vang lên - Ảnh: BTC
Tiết mục Một vòng Việt Nam - Ảnh: BTC
Đọc lại những bài viết về văn hóa, báo chí của Bác Hồ
‘Những bài viết về văn hóa, báo chí của Bác Hồ trên báo Nhân Dân’ được tuyển chọn, biên soạn trong cuốn sách cùng tên, một trong những ấn phẩm đặc biệt nhân kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam.
Tài xế xe đầu kéo chở gỗ keo bị khởi tố, bắt tạm giam sau khi vượt đèn đỏ, gây tai nạn khiến một thiếu niên tử vong tại chỗ và hai người khác bị thương nặng.
Sau khi tìm thấy Tài đang trốn ở một nhà nghỉ tại tỉnh biên giới Campuchia, các trinh sát phối hợp lực lượng vũ trang nước bạn vận động Tài về Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây đầu thú.
Cơ quan chức năng đã tập trung kiểm tra, hướng dẫn người dân về kỹ năng thoát nạn khi gặp hoả hoạn và xử lý nhiều căn hộ chung cư, ngôi nhà cơi nới, xây dựng “chuồng cọp”.
Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.
Tòa án nhân dân khu vực 2 TP.HCM đã tiếp nhận hồ sơ vụ án hôn nhân và gia đình về việc "tranh chấp xác định cha cho con" giữa nguyên đơn là Jack-J97 và bị đơn là Thiên An.
Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.