Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Nọc bướm - Ảnh 1.

Nọc bướm do Hiền Trang dịch, NXB Trẻ ấn hành

1. Nọc bướm đưa nhân vật chính tên Xuân trở về quê hương thất lạc của mình, làm sống dậy hồi ức về một Sài Gòn những năm binh lửa.

Ở đó những con người thuộc đủ lứa tuổi, xuất thân, thành phần và giai tầng hiện lên, hệt như một thước phim tua đi tua lại trước mắt chúng ta.

Trong lúc chiến tranh vẫn diễn ra theo nhịp độ đã trở thành nhịp sống "thường tình" của con người sống trong xã hội thời chiến, cô bé tên Xuân nhận ra trong tấm thân thiếu nữ của mình cũng dần đổi khác.

Trong cuốn tiểu thuyết này, độc giả sẽ theo chân Xuân - con gái viên Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu - Ảnh 2.Nhà văn gốc Việt ở châu Âu, tiếng nói bên lề hay đóng góp không nhỏ?ĐỌC NGAY

Một tuổi trẻ cuồng nhiệt, bừng nở ngay giữa hồi lịch sử viết vội vàng với những sự kiện dồn dập để kịp sang trang. Giữa chiến tranh leo thang, giữa tình báo (và cả điều gì tựa tình yêu), giữa đám thanh niên lạc loài buông thả như một thú vui và như một lựa chọn.

Phương Nam hoài niệm, đèm đẹp và bải hoải trong tiểu thuyết của Duras đã phát triển thành đô thị hiện đại trong Nọc bướm của Anna Mọi.

Nhịp văn của Anna Mọi để tái hiện được cái nhịp sống gấp gáp của một đô thị thời chiến. Dưới đôi mắt thiếu nữ, mọi thứ xung quanh cũng na ná bức biếm họa, với nụ cười mỉa đôi khi không cần giấu giếm.

Tựa như công thức nấu ăn của má chen vào giữa tình hình chiến sự, giữa những quan điểm chính trị của người cha thất thế lạc thời sau đảo chính, giữa khí hậu miền nhiệt đới, các băng đảng:

"Giống như một tấm ảnh đẹp phải sắc nét, củ cải và su su muối ngon phải có màu trắng. Đem chần và muối trong giấm rượu gạo với một nhúm hàn the thì những miếng nhỏ sẽ được bọc trong sắc trắng và lớp vỏ giòn".

Bằng cách đó, họ đi qua một thời đại mà chết dễ dàng hơn sống; thù hận dễ dàng hơn yêu thương; hủy diệt dễ dàng hơn phục sinh một thế giới điêu linh, những tâm hồn chênh vênh không có bắt đầu cũng không có kết thúc, như thể mùa xuân của một thiếu nữ sẽ thành vĩnh viễn.

Cuốn tiểu thuyết khởi đầu bằng cuộc vị pháp vong thân của một nhà sư và kết thúc bằng việc "người ta đã đạt được một thỏa thuận về chiếc bàn được sử dụng trong hội nghị hòa bình".

Giữa hai thời điểm đó có nàng thiếu nữ vẫn sống và trải nghiệm đời sống đó theo cách của mình. Một thế giới nhỏ của cá nhân bình thường trong một thế giới lớn hỗn loạn, phức tạp mà ngày nào đó, bước chân thiếu nữ của Xuân phải băng qua.

Kết thúc lửng của Nọc bướm là để thanh xuân của nàng thiếu nữ tên Xuân vẫn còn tiếp diễn trong thứ thời gian phi tuyến tính bị hồi ức chi phối.

Ngay ở bút danh Mọi mà nhà văn chọn cho mình cũng có gì đó gợi lên sự bé nhỏ, dị biệt, một từ trong tiếng Việt vốn không phù hợp khi nhắc đến ai đó.

Nhưng bà đã làm đẹp cho cái danh từ ấy, như Bùi Giáng tiên sinh từng yêu thương mà gọi "em mọi nhỏ": Em người xa lạ em ôi/ Em từ thân thuộc tìm trời tha hương/ Em tìm khách địa muôn phương/ Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu/ Ngó em cười nói trước sau/ Hình dung em giấu mối sầu ban sơ.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu - Ảnh 3.Nhà văn hải ngoại và những chân trời mới vẫn còn khuất lấp...

TTO - Trong thời gian gần đây, bằng con đường xuất bản, một số nhà văn hải ngoại đã đem văn chương của mình trở lại quê hương, góp thêm tiếng nói để mở rộng những chân trời mới vẫn còn khuất lấp với độc giả trong nước.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://www.doanhnghiepvaphattrien.com/kiem-tim-co-quan-tieu-tuong-ban-dau-a169957.html