Bệnh nhân nguy kịch vì lạm dụng thuốc giảm đau chứa corticoid tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương - Ảnh: BVCC
Nam sinh tên M. chia sẻ, để đối phó với áp lực học hành thi cử, em thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau kết hợp với nước tăng lực để thức khuya ôn bài.
Thói quen tưởng như vô hại đã khiến thận của nam sinh viên âm thầm tổn thương nghiêm trọng. Đến khi có triệu chứng như nôn ói, phù chân và kiệt sức sau kỳ thi, bệnh của sinh viên này đã ở giai đoạn nặng. Tại thời điểm nhập viện,
Sử dụng thuốc giảm đau tùy tiện dễ dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng - Ảnh minh họa: BVCC
Cẩn trọng với "thần dược" trị đau xương, khớp
Mặc dù không có chủ đích sử dụng thuốc giảm đau để cắt cơn đau, nhưng nhiều người lại tìm đến những sản phẩm được quảng cáo "thần dược" trị đau xương, khớp.
Đặc biệt, đối với người cao tuổi đau xương khớp mạn tính, khi cơn đau hành hạ dài ngày khiến họ tìm đến những sản phẩm gắn mác thảo dược, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.
Theo bác sĩ Hà Việt Huy (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương), bệnh viện thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân nguy kịch sau khi sử dụng thuốc "Đông y" không rõ nguồn gốc để trị đau xương khớp.
"Tình trạng lạm dụng corticoid trong cộng đồng ngày càng phổ biến, nhất là thông qua các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc, không định lượng. Dùng lâu dài, corticoid không chỉ gây suy tuyến nội tiết mà còn phá vỡ hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho nhiễm trùng nặng và nhiều biến chứng nguy hiểm", bác sĩ Huy nói.
Bác sĩ Huy cảnh báo người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau kéo dài nếu chưa được bác sĩ thăm khám. Những loại thuốc "uống vào thấy đỡ ngay" nhưng không rõ thành phần, không có đơn kê chỉ mang lại hiệu quả tức thời nhưng có thể âm thầm phá hoại nội tiết và miễn dịch, dẫn tới hậu quả khôn lường khi bệnh bùng phát.
Bác sĩ Điệp khuyến cáo thêm với các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, người dân không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Khi xuất hiện triệu chứng bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở người cao tuổi có nhiều bệnh lý nền.
Thuốc giảm đau, về bản chất, chỉ có tác dụng giảm hoặc chặn tín hiệu đau, không điều trị tận gốc nguyên nhân. Nếu lạm dụng, chúng sẽ khiến bệnh lý nền nặng hơn, đồng thời làm che mờ triệu chứng khiến việc chẩn đoán trễ và khó khăn hơn.
"Thảo dược" không rõ nguồn gốc gây nguy hại
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Dương Minh Tuấn - khoa nội tiết và đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai - khuyến cáo thêm ngoài các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường thì lối sống hiện đại thiếu lành mạnh là nguyên nhân phổ biến gây suy thận.
Ăn mặn, ít uống nước, lạm dụng nước ngọt, thói quen nhịn tiểu, thức khuya kéo dài và sử dụng thuốc bừa bãi - kể cả thuốc "thảo dược" không rõ nguồn gốc, đều khiến thận phải hoạt động quá tải, dần suy yếu.
"Đáng lo ngại tỉ lệ suy thận ở người trẻ đang ngày càng gia tăng. Suy thận được mệnh danh là "sát thủ thầm lặng" vì không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu.
Bởi vậy, mỗi người cần tự "tạo hành lang" phòng bệnh bằng việc uống đủ nước, hạn chế muối, vận động đều đặn, ngủ đủ giấc, tránh stress kéo dài. Đặc biệt không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ", bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.
Link nội dung: https://www.doanhnghiepvaphattrien.com/nguy-kich-vi-lam-dung-thuoc-giam-dau-a180100.html