Thoát bẫy thu nhập trung bình
TS Vũ Thành Tự Anh đánh giá, Việt Nam là quốc gia phụ thuộc nhiều thị trường quốc tế (cả xuất khẩu, đầu tư FDI). Khu vực FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), xuất khẩu dù mang lại cho Việt Nam nhiều điều kiện để trở nên thịnh vượng, nhưng cũng là khu vực sẽ chịu tác động ngay lập tức và có thể rời khỏi Việt Nam nhanh chóng.
“Việt Nam đang cải cách chưa từng thấy. Những cải cách được nhắc đến hàng chục năm qua đang được thực hiện chỉ trong vài tháng. Vì vậy, để giải bài toán về thoát bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần có lời giải khác so với cách truyền thống. Chúng ta cần phát triển kinh tế tư nhân trong nước và coi đó là nội lực cơ bản nhất của nền
Kinh tế tư nhân, động lực tăng trưởng mới. Ảnh: Đăng Khoa
“Nếu Chính phủ hỗ trợ đúng cách trong một thị trường hiệu quả, giúp chuyển hóa lợi thế so sánh tiềm ẩn thành thực tế, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng trưởng năng động, thậm chí nhanh hơn các nước phát triển”, GS Lâm Nghị Phu nói.
Tư duy mới, xác lập mô hình cơ cấu kinh tế mới
PGS.TS Phạm Thế Anh - Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, động lực tăng trưởng đến từ các yếu tố như: Vốn FDI, vốn đầu tư tư nhân, tiêu dùng trong nước, giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, các yếu tố này đang đối mặt nhiều bất ổn. Với bên ngoài, mặc dù lợi thế lao động giá rẻ, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) nhưng dòng vốn FDI vào Việt Nam không còn ồ ạt. Động lực tiêu dùng trong nước tồn tại nhiều nút thắt cần tháo gỡ: Bất cập thuế thu nhập cá nhân, giá nhà ở quá cao. Các yếu tố này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức mua của người dân.
3 kịch bản tăng trưởng
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đưa ra 3 kịch bản: Kịch bản lạc quan
