Báo cáo của Chánh án Lê Minh Trí cho biết khi góp ý dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đã đề nghị giữ quy định chánh án tòa án tỉnh trả lời chất vấn trước HĐND.
Mục lục
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí - Ảnh: GIA HÂN
Sáng 19-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với chánh án, viện trưởngĐỌC NGAY
Đây là bước quá độ khi năng lực xét xử của một số ít thẩm phán tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu.
Thời gian tới khi năng lực thẩm phán tại các tòa án này được nâng lên đồng đều với các tòa án khác trong cả nước, TAND tối cao cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu để đề xuất tăng thẩm quyền xét xử theo thủ tục sơ thẩm với toàn bộ các vụ án hình sự cho TAND khu vực.
Trước ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung vào dự thảo luật "chánh án tòa án cấp tỉnh trả lời chất vấn trước HĐND tỉnh", Tòa án nhân dân tối cao cho hay hiện nay chánh án tòa án cấp tỉnh vẫn đang thực hiện nhiệm vụ trả lời chất vấn, theo quy định Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
Vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, theo TAND tối cao, liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung quy định của Hiến pháp.
"Khi góp ý với dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, TAND tối cao đã có ý kiến đề nghị giữ nhiệm vụ này của chánh án tòa án cấp tỉnh", báo cáo giải trình.
Trên cơ sở kết quả sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, TAND tối cao sẽ đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định này trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND để phù hợp với Hiến pháp và không nhắc lại trong luật này để tránh trùng lặp.
Trước đó Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đề xuất không quy định chánh án TAND, viện trưởng viện KSND thuộc phạm vi đối tượng trả lời chất vấn của đại biểu HĐND để phù hợp với tính chất và mô hình tổ chức các cơ quan nhà nước ở địa phương sau khi thực hiện sắp xếp.
Ủy ban thấy rằng tuy không quy định về thẩm quyền chất vấn của đại biểu HĐND đối với chánh án TAND và viện trưởng viện KSND, song HĐND vẫn thực hiện thẩm quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
Trong đó bao gồm giám sát hoạt động của TAND, viện KSND và các cơ quan nhà nước khác trên địa bàn.
Mở rộng nguồn thẩm phán TAND tối cao
Dự luật đề xuất tăng số lượng thẩm phán TAND tối cao từ 13 - 17 người lên thành từ 23 - 27. Bên cạnh ý kiến đồng ý, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn việc tăng số lượng này.
Giải trình nội dung này, TAND tối cao cho hay để bảo đảm đủ nguồn nhân lực giải quyết kịp thời, chất lượng với khối lượng công việc giám đốc thẩm, tái thẩm của TAND tối cao tiếp nhận từ TAND cấp cao (khi kết thúc hoạt động) thì việc tăng số lượng thẩm phán TAND tối cao lên thành từ 23 - 27 người là cần thiết.
Theo thống kê, TAND tối cao và các tòa án cấp cao đang phải giải quyết khoảng 11.200 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm/năm; xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm khoảng 1.000 vụ/năm.
Tòa tối cao nêu rõ sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau để kéo giảm, kiểm soát số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và số vụ việc phải giám đốc thẩm, tái thẩm tại tòa tối cao.
Các giải pháp có nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; nâng cao chất lượng, năng lực, trình độ của đội ngũ thẩm phán và các chức danh tư pháp khác; tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ…
Việc lựa chọn, bổ nhiệm thẩm phán bảo đảm các tiêu chuẩn cao và chặt chẽ. Việc bổ sung điều kiện bổ nhiệm tuy có mở rộng nguồn nhưng vẫn bảo đảm nhân sự được bổ nhiệm phải là thẩm phán TAND và có các điều kiện, tiêu chuẩn khác tương đương hoặc cao hơn so với tiêu chuẩn, điều kiện của luật hiện hành.
Người được xem xét bổ nhiệm thẩm phán TAND tối cao trong trường hợp đặc biệt này đều đã giữ chức vụ trưởng từ đủ 5 năm trở lên.
Là thẩm phán TAND, các chuyên gia giỏi về chuyên môn và pháp luật trong công tác xét xử, có nhiều kinh nghiệm trong công tác xét xử, giám đốc việc xét xử của các tòa án, phát triển án lệ, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Công tác cán bộ là công tác của Đảng, người dự kiến được bổ nhiệm sẽ được cấp có thẩm quyền xét duyệt và lựa chọn kỹ.
Tin tức sáng 19-5: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân
Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân; Gỡ nút thắt để nâng hạng thị trường chứng khoán; LPBank sắp chi gần 7.500 tỉ đồng trả cổ tức...
TPO - Từ một vết sùi nhỏ ở quy đầu, người đàn ông 45 tuổi sống tại TPHCM đã mất toàn bộ cơ quan sinh dục do ung thư. Bi kịch bắt đầu từ sự chủ quan, trì hoãn điều trị khi tổn thương còn nhỏ, dẫn đến hậu quả nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần.
TPO - Dự án Nhà máy nước sạch gần 230 tỷ đồng ở huyện Hương Khê được khởi công vào năm 2020, sau nhiều lần gia hạn, đến nay vẫn chưa thể vận hành. Mới đây, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu chủ đầu tư kiểm điểm, xử lý trách nhiệm.
Ngày 18/05/2025 vừa qua, Công ty TNHH HCM57 Technology đã vinh dự đón nhận hai danh hiệu danh giá: Top 10 Thương hiệu tín nhiệm hàng đầu châu Á 2025 và Sản phẩm & Dịch vụ chất lượng châu Á 2025 tại Lễ công bố “Thương Hiệu Tín Nhiệm Hàng Đầu Châu Á - Asia Top Brand Award” lần thứ 8 tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh).
Sự xuất hiện của cá mái chèo tại Ninh Thuận khiến nhiều người tò mò, nhưng các chuyên gia khẳng định chưa có mối liên hệ rõ ràng giữa hiện tượng này và nguy cơ thiên tai.
TPO - 108 cây thông hai lá dẹt có tuổi đời từ 700-1.000 năm, chiều cao lên tới 40m tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà vừa được vinh danh là cây di sản Việt Nam.
TPO - NSƯT Quang Thắng chia sẻ anh từng trải qua thời gian dài vật lộn với cuộc sống, làm nghề 10 năm không mua nổi chiếc xe đạp, 35 tuổi mới đủ tiền cưới vợ.
TPO - Cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ vụ người đàn ông nước ngoài bị nhóm thanh niên đánh tới tấp ở đường Bùi Viện (còn gọi phố đi bộ Bùi Viện), phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM.
TPO - Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, Ngày hội tuyển sinh khối các ngành Khoa học và Công nghệ diễn ra tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sáng 18/5. Có khoảng hơn 5.000 học sinh và phụ huynh đến từ 30 trường THPT tại Hà Nội tham gia chương trình. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.